Việc học môn Địa lí không quá khó nhưng cũng không phải là quá dễ, để giúp các e có được kết quả cao trong quá trình học tập cũng như đạt được thành công trong những kì thi sắp tới. Chúng tôi là những gia sư nhiều kinh nghiệm, có thâm niên trong quá trình giảng dạy, muốn là người bạn đồng hành cùng các bạn vượt qua vũ môn tiến đến thành công. Hãy tham khảo những bí quyết nhỏ để có được thành công lớn trong tương lai.
Nắm chắc lý thuyết
Về phần lý thuyết các bạn nên chọn cho mình một cách học phù hợp để có thể nhớ lâu, dễ hiểu, nắm chắc vấn đề.
Tham khảo thuê gia sư ở hà nội uy tín chỉ có tại trí tuệ 24h
Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí, trong đó sách giáo khoa Địa lí lớp 12 chia ra làm 4 phần: Địa lí tự nhiên, Địa lí dân cư, Địa lí kinh tế và Địa lí vùng kinh tế. Để có thể ghi nhớ một cách đầy đủ kiến thức trong các phần kiến thức cơ bản trog sách giáo khoa, các bạn có hệ thống laij, khái quát hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy, bằng sơ đồ hình cây, sơ đồ hình xương cá, bằng bảng hệ thống,… Nói chung là các bạn cần có sự đầu tư về thời gian cho việc học, cũng như làm các bài tập thực hành thì mới nắm chắc phần lý thuyết, hệ thống hóa lại bài học. Sau khi hệ thống hóa các bài, có thể đi vào chi tiết từng bài. Mỗi bài các bạn nên hệ thống lại xem có những nội dung nào là chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ. Làm theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể, giúp hệ thống bài học một cách ngắn gọn và logic. Về phần số liệu, nếu các bạn không nhớ chính xác thì nhớ tương đối, gần đúng theo kiểu khoảng, gần bằng,… Ví dụ như nước ta có 2360 con sông dài trên 10km nếu không nhớ chính xác thì các bạn có thể nhớ là nước ta có trên 2000 con sông…. Như vậy là được rồi không nhất thiết phải nhớ chính xác số liệu vì như thế sẽ rất khó, bạn sẽ bị rối khi vào làm bài thi. Sau khi học xong phần kiến thức tự nhiên, dân cư và kinh tế thì phần cuối cùng là Địa lí vùng kinh tế học sẽ rất nhanh, thực ra các phần luôn có sự liên quan, ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong phần Kinh tế vùng các bạn có thể tổng hợp nội dung của 7 vùng vào một bảng hệ thống, vừa học, vừa so sánh các đặc điểm khác biệt sẽ giúp các bạn ghi nhở sâu, hiểu bản chất vấn đề mà không bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó các bạn nên tìm hiểu thêm một số vấn đề mang tính thời sự như biển đảo, kinh tế thế giới, thời sự thế giới, các vấn đề nóng đang từng ngày xảy ra qua sách, báo, tạp chí, ti vi, Internet để phần làm bài có tính thuyết phục hơn.
Thực hành vẽ biểu đồ
Đây là phần bài tập quan trọng, vẽ biểu đồ là câu hỏi lúc nào cũng có mặt trong đề kiểm tra, cũng như trong các kì thi, có các dạng biểu đô cơ bản sau:
- Biểu đồ tròn: khi đề bài yêu cầu thể hiện tái cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng địa lí mà dưới 2 năm.
- Biểu đồ cột (đơn, đôi,…) áp dụng khi đề bài yêu cầu thể hện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm, hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm, ví dụ thể hiện sự biến động của dân số, kinh tế,…
- Biểu đồ đường (đồ thị) sử dụng dạng biểu đồ này khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đồi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm.
- Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối qua hệ với nhau, hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ thể hiện sản lượng lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản, giá trị sản xuất của Việt Nam, thì vẽ cột thể hiện sản lượng khai thác và nuôi trồng, giá trị sản xuất thì vẽ đường.
- Biểu đồ miền: áp dụng khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoạc ba nhóm đối tượng địa lí mà có từ ba năm trở lên.
- Biểu đồ cột chồng: khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ% tuyệt đối). Bên cạnh đó có còn sự kết hợp giữa biểu đồ miền và đường, thường dùng trong trường hợp đặc biệt.
Sau khi vẽ biểu đồ xong kèm theo là nhận xét: nhận xét chung, nhận xét từng phần và tổng kết lại, giải thích nếu có yêu cầu.. Một thiếu sót nếu như không nhắc đến trong qua trình học, ôn tập, là bài thi môn Địa lí đó là sử dụng Atlat, các bạn cần phải biết khai thác các thông tin, dữ liệu quan trọng trong quyển Atlat.
Vậy đấy, việc học và làm bài thi Địa lí thực chất không quá khó nếu các bạn nắm chắc những bí quyết và phương pháp học cũng như khi làm bài. Địa lí là môn học đòi hỏi sự tổng hợp, có tính logic, không hoàn toàn là môn thuộc bài như các bạn nghĩ. Chúc các bạn học và thi tốt tổ hợp bộ môn này.